top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động do Covid 19

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy đã phải cắt giảm bớt lao động vì không có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động dẫn đến hậu quả là người sử dụng lao động có thể buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Việc chấm dứt hợp đồng có thể gây hệ luỵ rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp cần phải tính tới, đặc biệt cần tham khảo ý kiến của luật sư chuyên về tranh chấp lao động để có đánh giá đầy đủ trước khi tiến hành. Bài viết này chỉ nhằm gợi ý các vấn đề sơ bộ trong việc điều chỉnh quan hệ lao động mà không nhằm giải quyết mọi tình huống pháp lý phát sinh trong từng tình huống cụ thể.


Người sử dụng lao động có thể cân nhắc viện dẫn quy định của Bộ luật Lao động 2012 liên qua “do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc”. Bất khả kháng bao gồm các lý do đó là (i) địch họa, dịch bệnh (ii) di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi đã tìm mọi biện pháp khắc phục, và qua một quá trình, xét thấy khả năng doanh nghiệp không còn đủ tiềm lực tài chính cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh đã giảm đáng kể do dịch bệnh thì người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn phải tuân thủ các nghĩa vụ hay bảo đảm quyền lợi cho người lao động liên quan đến các lợi ích mà người lao động phải nhận được khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền lương những ngày chưa nghỉ, các khoản thuế mà nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm một khoản đền bù cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu hai bên đã thỏa thuận.

Thứ nhất, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đúng và đẩy đủ khoản tiền công và tiền lương chưa trả cho người lao động trong thời gian làm việc cho người sử dụng lao động như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

Thứ hai, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải chi trả cho người lao động trợ cấp thôi việc, cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thứ ba, bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội và thực hiện thủ tục đóng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Thứ tư, nếu thu nhập của người lao động phát sinh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trích từ phần lương của người lao động để hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định về thuế thu nhập cá nhân.

Nếu quý khách cần thêm bất cứ thông tin hoặc có yêu cầu tư vấn có thể liên lạc trực tiếp tới Công ty Luật ANT để được hỗ trợ.





1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page