top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Hiệp định UKVFTA- Cơ hội hợp tác Việt Nam - Anh

Ngày 29 tháng 12 năm 2020, đại diện Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Việc này thành công sẽ mở ra cơ hội trao đổi hàng hoá, và thu hút các nhà đầu tư Vương quốc Anh vào Việt nam thành lập công ty, xin đăng ký đầu tư lập nhà máy và các cơ sở sản xuất.



Sau ngày 31/12/2020, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ không còn được áp dụng với Vương quốc Anh do Brexit, vì vậy việc thực hiện ký một hiệp định thương mại tự do giữa hai nước là điều cần thiết để giữ vững và phát triển sự hợp tác kinh tế. Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Anh vào Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, những cam kết trong Hiệp định sẽ giúp thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển hơn trong thời gian tới.


Trong thời gian qua, Anh là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại Châu Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng đáng kể nhất là các sản phẩm về thủy sản, may mặc, đồ gỗ, nông sản… Bên cạnh những cơ hội về thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng nguồn cung hàng hóa, Hiệp định UKVFTA cũng đặt ra những thách thức nhất định trong việc đáp ứng chất lượng hàng hóa để đủ điều kiện áp dụng các ưu đãi thuế được đặt ra trong Hệp định.


Để có thể tận dụng tối đa những hiệu quả kinh tế từ Hiệp định UKVFTA, việc có các nhà đầu tư từ Anh đến thực hiện đầu tư, sản xuất những mặt hàng đáp ứng đủ điều kiện chất lượng, nhu cầu cho thị trường Anh là điều cần thiết đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài ra những lợi thế của các nhà đầu tư Anh như tài chính, dược phẩm, hóa chất,… là những ngành nghề Việt Nam còn yếu. Việc đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tận dụng được nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở vật chất hoàn thiện cũng như các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam để đem lại nguồn lợi tốt nhất cho mình. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng học hỏi được cách vận hành, quản lý, kinh nghiệm từ các nhà đầu tư Anh, từ đó giúp phát triển thị trường trong nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải nhập khẩu các nguyên liệu cho các ngành nghề sản xuất từ Anh như các vật liệu dệt may, thuộc da để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xuất xứ để có thể tận dụng tốt nhất những ưu đãi từ Hiệp định.


Với việc đàm phán Hiệp định, đây chính là bước khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Anh trong giai đoạn có nhiều khó khăn vì dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, đây là bước tiến để phát triển hơn nữa mối quan hệ ngoại giao, văn hóa, giáo dục giữa hai nước trong tương lai.



1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page