top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Hệ quả pháp lý của các nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

Sau 47 năm là thành viên, UK đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/01/2020. Mối quan hệ kéo dài gần nửa thế kỷ nên tất nhiên sẽ có rất nhiều xáo trộn xảy ra cũng như công việc cần phải đàm phán để hoàn tất quá trình. UK là thành viên của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu quốc tế Madrid từ 01/12/1995, đồng thời, EU cũng là thành viên của hệ thống này từ 01/10/2004.


Theo dữ liệu của hệ thống tra cứu nhãn hiệu quốc tế Madrid Monitor, tính đến ngày 26/10/2010, đã có 292 nhãn hiệu VN đăng ký quốc tế có chỉ định EU trong đó có cả nhãn hiệu đã đăng ký, nhãn hiệu đang trong quá trình thẩm định và nhãn hiệu không được đăng ký.

Vậy số phận của những nhãn hiệu này ra sao sau khi UK rời khỏi EU? Theo nội dung hướng dẫn từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ của UK (IPO), chủ sở hữu hoặc người nộp đơn nhãn hiệu theo hệ thống Madrid chỉ định EU cần chú ý những điểm sau: Từ 01/01/2021, các nhãn hiệu được bảo hộ ở EU (EUTM) sẽ không còn được bảo hộ tại Anh nữa. Theo Thỏa Thuận rút khỏi EU, từ 01/01/2021, cơ quan Sở hữu trí tuệ Anh (IPO) sẽ thiết lập hệ thống “nhãn hiệu UK tương đương” (comparable UK trade mark) đối với các chủ thể quyền của EUTM đang tồn tại và các EUTM vẫn sẽ được bảo hộ bình thường tại các thành viên của EU.

Trong trường hợp đối tượng của chủ thể quyên là EUTM vẫn trong giai đoạn thẩm định, thì người nộp đơn có quyền đăng ký chính nhãn hiệu đó tại UK trong thời gian chuyển giao 9 tháng tính từ ngày 01/01/2021 cho đến hết ngày 30/09/2021. Cụ thể: Thứ nhất, đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ đã được bảo hộ, UK sẽ:

  • Được ghi nhận vào hệ thống đăng ký nhãn hiệu của UK;

  • Nhãn hiệu được ghi nhận sẽ có tình trạng pháp lý tương đương với nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống UK law;

  • Giữ ngày nộp đơn theo EUTM;

  • Giữ ngày ưu tiên khi nộp theo hệ thống Madrid hoặc ngày siêu ưu tiên theo pháp luật Anh;

  • Được công nhận là nhãn hiệu tồn tại độc lập theo pháp luật UK và có thể bị khiếu nại, chuyển nhượng, chuyển giao một cách tách biệt so với EUTM.


Tuy nhiên, cần lưu ý rắng: (i) người nộp đơn sẽ không phải trả các khoản phí khi đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống nhãn hiệu UK tương đương, tuy nhiên có thể sẽ phải trả một khoản phí hành chính không đáng kể trong quá trình đăng ký; (ii) người nộp đơn sẽ không nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi đăng ký theo hệ thống này nhưng có thể tra cứu thông tin nhãn hiệu tại GOV.UK Thứ hai, đối với các EUTM vẫn đang trong giai đoạn thẩm định: Trong trường hợp đơn EUTM vẫn đang trong giai đoạn thẩm định vào ngày 01/01/2021, người nộp đơn có quyền:

  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại UK cho chính EUTM đó trong thời gian chuyển giao 9 tháng tính từ ngày 01/01/2021 cho đến hết ngày 30/09/2021 như đã đề cập ở trên;

  • Giữ ngày nộp đơn sơm hơn như đơn EUTM đang thẩm định;

  • Hưởng các quyền ưu tiên quốc tế khác đã có hiệu lực trên EUTM cùng với bất kỳ quyền siêu ưu tiên nào theo pháp luật UK.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi nộp đơn EUTM đang trong quá trình thẩm định theo hệ thống nhãn hiệu UK tương đương thì:

  • Nhãn hiệu của đơn nộp vào UK phải giống với nhãn hiệu của đơn EU đã nộp trước đó;

  • Hàng hóa/dịch vụ yêu cầu bảo hộ của nhãn hiệu phải giống hoặc bao gồm trong phạm vi của EUTM.

Trong trường hợp đơn nộp vào UK không đáp ứng những yêu cầu trên, người nộp đơn sẽ không được hưởng ngày nộp đơn sớm hơn hoặc quyền ưu tiên của đơn EUTM. Đơn sau khi được nộp trong thời hạn và đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được coi là đơn UK và được thẩm định theo pháp luật UK. Nếu quý khách cần thêm bất cứ thông tin hoặc có yêu cầu tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể liên lạc trực tiếp tới Công ty Luật ANT, bộ phận tư vấn sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ.



2 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page