top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một trong hai bên gồm người lao động (NLĐ) hoặc người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể tự chấm dứt hợp đồng không cần có thỏa thuận với bên còn lại nhưng vẫn được pháp luật công nhận. Đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ được chấp nhận trong một số trường hợp luật định. Mặc dù đã có quy định về những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật công nhận, nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vi phạm pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ vẫn đang diễn ra phổ biến.



Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Cùng với việc thuộc vào một trong các trường hợp trên, NLĐ ng phải báo cho NSDLĐ biết trước:


– Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g trên;

– Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ.

– Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

– NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường nghỉ thai sản.


Do vậy, nếu NLĐ nghỉ việc không có căn cứ luật định và không tuân thủ thủ tục báo trước cho NSDLĐ sẽ bị coi là nghỉ việc trái pháp luật và sẽ phải chịu hậu quả pháp lý quy định tại Điều 43 như sau:

– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ.


Hơn nữa, theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, NLĐ nghỉ việc trái pháp luật là một trong những căn cứ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.



1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page