Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, điều này giúp việc giao lưu kinh tế quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng thương mại quốc tế cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro khi gặp những khách hàng gian lận trong kinh doanh.
Theo thông tin của Bộ Công Thương, trong năm 2020, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại mọt số nước liên tục nhận đươc lời mời chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại có dấu hiệu lừa đảo, gian lận, lừa đảo từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại nước ngoài.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, lưu ý, tuy nhiên do tâm lý chủ quan, lợi nhuận cao, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế, không tìm hiểu kỹ khách hàng, khó khăn do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp không thể trực tiếp gặp, kiểm tra hàng hóa,… chuyển hướng qua giao dịch online, điều này đã khiến các doanh nghiệp lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Một số hình thức gian lận thương mại như: Giao hàng không trả tiền; Làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; Sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 02 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phàn. Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì hack hòm thư email (hoặc tạo 1 tài khoản email có địa chỉ gần giống tuyệt đối với email của bên bán) để gửi thông tin tài khoản lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất; Lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường…
Một số dấu hiệu nhận biết lừa đảo các doanh nghiệp cần lưu ý như: Việc đàm phán giá cả, hợp đồng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, ít đàm phán mặc cả, chấp nhận giá cao; Bắt đặt cọc để nhận khoản tiền đầu tư; Không cung cấp hoặc các giấy tờ cung cấp của nhiều pháp nhân khác nhau; Mở L/C tại ngân hàng không uy tín của nước thứ 3; Giấy phép kinh doanh sắp hết hạn…
Để tránh làm việc với các doanh nghiệp lừa đảo, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật của mình, cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi thực hiện giao dịch nhất là đối tác mới giao dịch lần đầu.
Giá cả các loại hàng hóa hiện nay đều được cập nhật rõ ràng qua thông tin thị trường hoặc trên các trang web hàng hóa quốc tế. Vì vậy, khi có đơn hỏi hàng hóa trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với mặt bằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và kiểm tra kỹ độ tin cậy.
Comments