top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Namie

Ngày 15/6/2020, tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội của Quốc hội, Bộ Công Thương đã thông tin làm rõ một số vấn đề liên quan tới việc triển khai các dự án điện và bảo đảm an ninh năng lượng.

Trong thời gian qua, tình hình cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện đang gặp nhiều khó khăn khi trữ lượng thủy điện, nhiệt điện gần như đã khai thác hết và nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng ngày càng cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam với lợi thế là quốc gia cận xích đạo, với số giờ nắng hàng năm cao (trung bình từ 1800-2600 giờ/năm), đây là lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, với lợi thế đường bờ biển trải dài (3260 km), cùng địa hình thuận lợi, việc xây dựng các trạm điện bằng sức gió là một giải pháp có thể giúp nâng cao sản lượng điện của Việt Nam trong những năm tới.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đối với điện mặt trời, tổng công suất đã được quy hoạch khoảng 10.300 MW, đã vận hành trên 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Đối với điện gió, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW điện gió, nâng tổng quy mô công suất điện gió được quy hoạch lên 11.630 MW.

Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam tại COP21, Việt Nam sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính đến năm 2030. Và nếu có sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam có thể cắt giảm 25% lượng khí nhà kính vào năm 2030. Công nghệ năng lượng sạch sẽ là một trong các giải pháp tốt nhất để thực hiện cam kết này.


Ngoài ra, việc lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống điện gió, điện mặt trời tương đối đơn giản, ít chi phí vì vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, năng lượng sạch không gây ra các tác động về môi trường di dân quy mô lớn, như phá rừng, phát thải khói bụi, nước và tro xỉ thải… Ngược lại, nó còn tạo ra cảnh quan đẹp, hoành tráng và hấp dẫn đối với các du khách, điều này phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Với các ưu việt về kinh tế và môi trường nên các nhà khoa học công nghệ dự báo, trên phạm vi thế giới đến năm 2040 và 2050, tỷ lệ công suất điện mặt trời trong tổng công suất phát điện sẽ là 45% và 50%; Cơ cấu về sản lượng điện đến năm 2050 như sau: Số 1 là điện mặt trời: 35,8%; tiếp đến là điện gió trên bờ: 24,3%; Điện gió ngoài khơi: 12,1%; Thủy điện: 12,4% và còn lại là các nguồn năng lượng tái tạo khác và hóa thạch, hạt nhân: 15,4%. Để bảo đảm triển khai quy hoạch tổng thể chung cho thời gian tới, Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch điện VIII để trình Chính phủ ngay trong quý IV năm 2020. Trong đó, bám sát nội dung Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 11 tháng 02 năm 2020, theo đó tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 – 20% vào năm 2030; 25 – 30% vào năm 2045.

Theo Nghị quyết 55-NQ/TW, Việt Nam sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế. Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm để đánh giá hiệu quả. Thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới. Ngoài ra, Nghị quyết ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Với những lợi thế và chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam hi vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư quốc tế thực hiện đầu tư quốc tế trong lĩnh vực này để góp phần phát triển hệ thống khai thác năng lượng sạch tại Việt Nam.


2 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page