top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Phân biệt tiền đặt cọc và tiền trả trước

Trong hoạt động thương mại, việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền trước khi việc thực hiện hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Vậy khoản tiền này khi nào được coi là tiền đặt cọc, khi nào được coi là tiền trả trước.



Đặt cọc là là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


Như vậy, mục đích của tiền đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Vì bản chất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, quy định về đặt cọc cũng đặt ra chế tài trong trường hợp có bên từ chối thực hiện giao kết.


Dựa trên thực tế, trả trước được hiểu là bên có nghĩa vụ trả trước bên có quyền một khoản tiền. Khoản tiền này được xem như là việc thực hiện trước nghĩa vụ thanh toán. Vì bản chất của trả trước không phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trả trước sẽ không sinh ra khoản tiền phạt nào trong trường hợp có bên từ chối thực hiện giao kết hay thực hiện tiếp hợp đồng. Một điểm đáng lưu ý cuối cùng là trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.



2 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page