top of page
Search
Writer's picturele01thuong0101

Quyết định số 33/QĐ-BCT về điều tra chống bán phá giá đối với nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim xuất

Ngày 10 tháng 1 năm 2019, Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam (thuộc Bộ Công Thương) đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình xuất xứ từ Trung Quốc (mã số vụ việc AD05).



Tóm tắt vụ việc : Bên yêu cầu gồm 4 nhà sản xuất nhôm định hình đại diện cho ngành sản xuất trong nước bao gồm Công ty CP Nhôm Austdoor, Công ty CP Nhôm Sông Hồng, Công ty TNHH Tung Yang và Công ty CP Tập đoàn Mienhua.


Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra bán phá giá : Hàng hóa bị điều tra là sản phẩm nhôm hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình (sản phẩm nhôm thanh định hình) thuộc các mã HS: 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90 có xuất xứ từ Trung Quốc. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018. Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018.


Biên độ bán phá giá xác định : Phía nguyên đơn đề nghị biên độ điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra của Trung Quốc ở mức 35,58%.

Thiệt hại và mối quan hệ nhân quả :

Hàng hóa bị điều tra là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể ngành sản xuất trong nước, thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tác động kìm giá, ép giá,…


Đăng ký bên liên quan: Theo quy định tại Điều 74 Luật Quản Lý Ngoại Thương hiện hành, Bên liên quan trong vụ việc điều tra bao gồm: – Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam bị điều tra; – Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra; – Hiệp hội nước ngoài có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra; – Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra; – Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; – Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; – Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự. – Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra trước 17h ngày 28 tháng 2 năm 2019.


Bảng câu hỏi điều tra: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm: – Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước; – Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết; Đại diện tại Việt Nam của chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp; – Các bên có liên quan khác.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.


Xin lưu ý rằng, thời kỳ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày ký quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.

Các bên liên quan có thể tự mình hoặc thông qua công ty luật Việt Nam chuyên về chống bán phá giá, thương mại quốc tế hỗ trợ đại diện và làm việc với cơ quan nhà nước Việt Nam.



2 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page