top of page
Search
Writer's pictureCông ty luật Việt Nam

Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam

Làm sao để chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.


Điều kiện thực hiện:

  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Luât đầu tư 2014;

  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng được các điều kiện trong trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện;

  • Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

  • Đáp ứng các điều kiện quy định tại GCN đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan nếu có

Chuẩn bị hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;

  • Bản sao GCN đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

  • Bản sao hợp đồng BCC đối với dự án theo hình thức hợp đồng BCC;

  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.


Trình tự, thủ tục:

  • Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban quản lý khu kinh tế);

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án.

Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần nắm rõ về tình hình pháp lý ngoài các vấn đề về tài chính, nhân sự và các vấn đề trọng yếu khác của dự án, là đối tượng của chuyển nhượng. Do vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, các nhà đẩu tư thường sử dụng công ty luật với các luật sư có chuyên môn cao để nghiên cứu thẩm định pháp lý (due diligence) toàn diện, đánh giá về các vấn đề liên quan tới các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, góp vốn của cổ đông hay thành viên, tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất, nhà xưởng và máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (bao gồm các quyền về sở hữu công nghiệp), giấy phép, hợp đồng hay các giao dịch có giá trị lớn, thuế, và các rủi ro pháp lý như tranh chấp, kiện tụng khác.

Việc chuyển nhượng dự án đầu tư là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ thuận lợi khi các bên trong giao dịch chuyển nhượng đạt được các thỏa thuận, và trên thực tế , việc chuyển nhượng dự án đầu tư nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào quá trình thẩm định, đánh giá của các bên liên quan tới dự án.


\

1 view0 comments

Comments


bottom of page