top of page
Search
Writer's pictureCông ty luật Việt Nam

Hợp tác thương mại Việt Nam- Đức

Sau 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Đức (1975-2020), cả hai nước đã có những chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế. Đặc biệt, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) có hiệu lực đã mối quan hệ hợp tác về thương mại giữa hai nước đã phát triển hơn.


EVFTA là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các quốc gia Châu Âu, trong đó có Đức. Ngược lại đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Đức thực hiện xin giấy phép đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam nhờ các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư được cam kết.



Đức là quốc gia phát triển công nghệ hàng đầu của thế giới và là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đức cũng đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng của hàng hóa và tính thân thiện môi trường của sản phẩm, điều này đòi hỏi Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản xuất, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Với việc ký Hiệp định thương mại EVFTA, Việt Nam và Đức sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi công nghệ, đầu tư, từ đó sẽ giúp việc hợp tác thương mại giữa hai nước phát triển hơn.


Trước năm 2014, hàng hóa Việt Nam xuất nhiều sang Đức là nhóm ngành hàng ô nhiễm ít nhất bao gồm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến, đồ uống, sản phẩm may mặc, giày dép và đồ thủy tinh. Từ năm 2014, xuất khẩu máy móc, thiết bị sang Đức bắt đầu tăng lên và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Sau EVFTA, Việt Nam sẽ tăng cường xuất khẩu giày dép, hàng dệt may và các mặt hàng nông sản như cà phê, chè, hạt tiêu và cao su; ở chiều ngược lại, sẽ nhập nhiều sản phẩm liên quan đến chế biến, dược phẩm, hóa chất.


Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tiêu chí nhập khẩu vào Đức và Châu Âu, Việt Nam cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển bền vững những ngành kinh tế còn yếu kém như dược phẩm, hóa chất, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng đủ điều kiện sử dụng trong nước và nhập khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện tại, số lượng dự án đầu tư của các nhà đầu tư từ Đức thực hiện tại Việt Nam chưa cao so với các quốc gia khác. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần xem xét lại những ưu điểm, nhược điểm của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư Đức. Việc thực thi Hiệp định EVFTA, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đây là cơ hội để nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư Đức dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam khi mở rộng đầu tư.

Với nhiều nỗ lực hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Đức trong thời gian qua, Việt Nam hi vọng trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ là điểm đến hàng đầu trong đầu tư đối với các nhà đầu tư Đức và giúp nâng cao hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong tương lai.



1 view0 comments

Komentáře


bottom of page