Trong giai đoạn nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cạnh tranh khốc liệt về thu hút vốn FDI, đặc biệt khi làn sóng đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau dịch Covid-19 đang gia tăng mạnh, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế thu hút nhiều vốn FDI nhất tại Đông Nam Á.
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á với nền kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định, dân số trẻ, lao động dồi dào chi phí cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực. Bên cạnh những cái tên khác như Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia, mỗi quốc gia đều có một lợi thế khác nhau nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ,… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm đến mong đợi của nhiều nhà đầu tư.
Với vị thế là một quốc gia giáp biển, có hệ thống cảng biển quốc tế rộng khắp cả nước, Việt Nam có vị thế vượt trội hơn hẳn trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa với các nước khác. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng Việt Nam phát triển tương đối đồng đều giữa các khu vực, không quá chênh lệch giữa các vùng miền, vì vậy nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp cho mình.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ ở Đông Nam Á, là quốc gia có chi phí nhân công thuộc mức thấp nhất Đông Nam Á, nguồn nhân công ở Việt Nam được đào tạo đầy đủ kỹ năng theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, nhân công ở Việt Nam đang dần cải thiện khả năng ngoại ngữ, để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế, điều này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp. Nguồn nhân lực tại Việt Nam không chỉ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam mà còn đủ trình độ để thực hiện cho các dự án của các nhà đầu tư tại nhiều quốc gia khác.
Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia có chính trị ổn định trong khu vực, không có sự phân biệt, cạnh tranh hay đảo chính trong các Đảng phái, vì vậy nhà đầu tư có thể yên tâm thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy nhiều nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư mà không lo sự khác biệt về văn hóa sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án.
Trong thời điểm chi phí kinh doanh của các nước trong khu vực ngày càng tăng, nhu cầu dịch chuyển đầu tư của nhà đầu tư quốc tế đang phát triển mạnh, Việt Nam cần nắm lấy cơ hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo sự thông thoáng về chính sách, giúp cho nhà đầu tư để có thể thu hút tối đa những nhà đầu tư FDI chất lượng thực hiện đầu tư, thành lập công ty, xin giấy phép đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, rót vốn vào sản xuất, tuyển dụng nhân sự bản địa…
Comments