top of page
Search
Writer's pictureCông ty luật Việt Nam

Quy định về thừa phát lại

Hoạt động của thừa phát lại là một hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013. Hoạt động nay được điều chỉnh bằng Văn bản hợp nhất số 7821/VBHN-BTP (“VBHN”) về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hợp nhất hai văn bản Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP). Ngày 26/11/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 về việc thực hiện chế định Thừa phát lại, chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.


Mặc dù Thừa phát lại đã chấm dứt thí điểm và cho thực hiện trong phạm vi cả nước nhưng nghị định điều chỉnh chung hoạt động này chưa được ban hành, các văn bản được ban hành trong thời gian thí điểm vẫn còn hiệu lực điều chỉnh cho tới nay.

Bốn hoạt động Thừa phát lại được phép hoạt động (Điều 3 VBHN): Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại? Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại (Điều 10 VBHN): – Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; – Không có tiền án; – Có bằng cử nhân luật; – Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; – Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; – Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giám đốc Sở Tư pháp xem xét trong thời hạn 15 ngày, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị (Điều 12 VBHN).

Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại? Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định. Về nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại gồm (Điều 15): – Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại. – Thừa phát lại là thành viên sáng lập; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại Văn phòng Thừa phát lại. – 15 Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại đáp ứng các điều kiện: Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; Không có tiền án; Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật; Phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên. – Nhân viên kế toán; – Nhân viên hành chính khác (nếu có). Hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại gửi Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 15 ngày, Sở Tư pháp phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp quyết định cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại. Điều kiện để đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại: – Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế; – Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại19; – Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.




1 view0 comments

Comments


bottom of page